Category: Social Media


Vũ Kỳ là thư ký của Bác Hồ. Một trong những người ảnh hưởng mạnh và quyết định lớn đến các Slogan mà Bác Hồ đưa ra. Và thực tế chứng minh là slogan đấy thực sự là những câu nói hiệu quả và tác động mạnh đến đồng bào.

Về góc nhìn của người nghiên cứu Social Media, tôi coi đồng bào như cộng đồng, coi các sản phẩm Social Media như những câu slogan mà Bác đưa ra – và thực sự tôi vô cùng thán phục Bác về “kỹ năng Social Media” của Bác. Slogan của Bác luôn tác động trực tiếp tới cộng đồng: Với các slogan để kêu gọi đồng bào – Bác không bao giờ nói cao siêu như kiểu: “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, hoặc “tự do và dân chủ là quyền lợi của mỗi con người”… quá lằng nhằng! mấy cái này chỉ đưa vào sách hoặc nói những lúc hòa bình thôi, chứ không đủ sức mạnh để “kích động” đồng bào cầm dao lao ra cửa chém tây. Slogan Bác đưa ra luôn đánh sâu vào cảm xúc của Đồng Bào ta thời đó (những người vốn chân chất hiền lành, ít ăn học): Ví dụ: “Dân cày có ruộng” > Đúng mẹ nó rồi ! Mình mà là bần nông, mà mình bị Tây cướp đất thì ai đó nói với mình là “Chém Tây được iphone” thì mình cũng đéo hứng, kể cả là “con cháu vua Hùng là phải chém Tây bảo vệ đất nước” mình cũng đéo dại, nhưng nói với mình là “chém tây có lại ruộng” thì chém ngay! Tá điền cần nhất ruộng để cày…

Vậy đấy ! Bác thật hiểu dân!

Và cốt lõi của Social Media cũng vậy, nếu không hiểu cộng đồng thì không bao giờ truyền thông được.

Lại quay lại vấn đề Vũ Kỳ – Thư ký thân cận của Bác – người có ảnh hưởng lớn đến các lời kêu gọi của Bác tới dân hồi đó. Có một câu chuyện (nghe thiên hạ đồn thôi nhá) là Bác sau khi nghĩ ra một cái khẩu hiệu gì đó cho đồng bào chiến sỹ cả nước (mà phần lớn đều là nông dân chất phác thật thà), Bác đều cho Vũ Kỳ đọc trước. Bác nói: “Chú Kỳ hiểu thì đồng bào mới hiểu”

Cái hành động này có thể dịch nôm ra 2 trường hợp:

– Vũ Kỳ thông minh lanh lợi, hiểu được đồng bào nghĩ gì, cần gì…

– ngược lại : Vũ Kỳ xuất thân từ tá điền, suy nghĩ có hạn, Vũ Kỳ mà còn không hiểu thì đồng bào hiểu thế đéo nào được !

Nhưng dù cho ở trường hợp nào đi chăng nữa, thì Vũ Kỳ cũng đại diện cho đồng bào (tạm gọi theo Social Media là đại diện cho Cộng Đồng). Và cái Social Media nó đòi hỏi mỗi người phải có một tính chất” Vũ Kỳ ” – hiểu đồng bào – vì Social Media là truyền thông trong môi trường Cộng Đồng – sử dụng chính cộng đồng là phương tiện lan truyền thông điệp > thế mà còn không hiểu cộng đồng thì truyền thế đéo nào được. Một video, một hình ảnh, một bài viết muốn lan truyền thì phải tác động mạnh tới cộng đồng ở mức “cầm dao chém Tây”, chứ đơn giản chỉ là thấy hay hay, đung đúng, vui vui thì chỉ mang tính Giải Trí cộng đồng thôi. 

Đó là lý do mà mình có mấy thằng em chơi cùng, nhưng lại hay nói chuyện nhất với mấy đứa ba ngơ, lúc nào mình có bài nhạc chế nào vừa mới ra lò, hay bài viết nào muốn Viral, thì mình đều cho chúng nó xem qua… nó mà cười thì “đồng bào” cười. Nó mà mặt ngu ra đéo hiểu thì thôi mình cất đi…

Đấy! Mình phục Bác và học Bác rất nhiều! Từ những phương thức tạo ra Virus lan truyền, lẫn triển khai những phong trào cộng đồng lớn mạnh (như Du Ca đường phố)…

Bác là bậc thầy của Social Media !

(ghi chú: Mình sẽ không lộ ra trong đám đàn em mình đứa nào mình coi là Vũ Kỳ đâu… hehe)

Trước tiên, chúng ta phải hiểu bản chất Social Media – Social Media nó không phải là viên thuốc thần trong Truyền Thông. Bởi Social Media chỉ là 1 phần trong Chiến dịch Truyền Thông Online (phải kết hợp với SEO, PPC, email Marketing, Blog Marketing, quảng cáo Banner…)

Tuy nhiên cũng giống như 5 giác quan của con người, đôi khi vào từng thời điểm, sức mạnh của chúng ta tập trung 90% vào 1 giác quan nào đó để tồn tại (giống như lúc đi lạc vào một cái hang tối như hũ nút chẳng hạn), và nếu ví với 5 ngón tay- dĩ nhiên có đủ thì ngon roài – nhưng những lúc khi ta đang tập trung hoàn toàn vào việc ngoáy mũi ấy, lúc đó các ngón còn lại, thậm chí mông của bạn cũng được thả lỏng hết sức… và 1 ngón kia tha hồ hoành hành > Vấn đề là TẬP TRUNG cho 1 MỤC ĐÍCH cụ thể, 1 THỜI ĐIỂM cụ thể.

Tóm lại: Mặc dù nó là 1 phần của Marketing Online, nhưng thời điểm này, nó là một thứ vô cùng hiệu quả để tạo ra những cú Buzz thương hiệu. Hãy xem Social Media là làm những gì đã nhé!

Social Media là làm gì?

Đây là những tập quán chung của một quá trình Social Media được tham khảo từ Notch.

  • Nghe Thu thập thông tin thị trường và có cái nhìn sâu sắc, thông minh vào khách hàng.
  • Nói Tham gia thảo luận hai chiều để nhắn gửi thông điệp của bạn và có được thông điệp từ phía ngược lại.
  • Lòng tin hãy để khách hàng của bạn nói với khách hàng mới của bạn, thay vì chính bạn (Viral, Word of Mouth).
  • Hỗ trợ khách hàng của bạn sẽ hỗ trợ lẫn nhau thay vì chính bạn.
  • Embracing xây dựng website của bạn tốt hơn thông qua sự hợp tác với khách hàng
  • Xây dựng Traffic Cuối cùng phương tiện Social Media sẽ liên kết ngược lại website của bạn qua các bookmark, feed, SEO …

>> Rõ ràng so với Quảng cáo cơ bản (Advertising) thì Social Media có thêm nhiều lời thế hơn, và làm bạn sướng hơn, nó là sự tương tác 2 chiều (cạnh nhà mình có 2 con mụ suốt ngày chửi nhau, 1 ngày đẹp zời, mụ béo chuyển nhà, mụ gầy ở lại chửi khắp nơi nhưng ko ai chửi lại… một thời gian sau mụ gầy buồn rầu hốc hác và… ốm! )

Rõ ràng, việc hiểu được sự phản hồi từ cộng đồng nó giúp cho chúng ta hiểu thêm nhiều thứ… kể cả biết nó chửi gì, thì mình còn đề phòng và sửa đổi…

Đó chính là đặc trưng của web 2.0 (tương tác 2 chiều). Và Social Media là một môi trường truyền thông mới dựa trên nền tảng các dịch vụ web 2.0 (Blog, News/PR, Video, Social Network …). Quá trình truyền thông này bao gồm các đặc điểm nổi bật như sau:

  1. Social Media được xây dựng dựa trên nền tảng sự liên kết nội dung, mà ở đó diễn ra một quá trình đối thoại từ nhiều phía, không phải độc thoại từ nhà sản xuất.
  2. Social Media là một quá trình truyền thông chậm. Hiệu quả chiến dịch được tích lũy theo thời gian
  3. Và quan trọng hơn hết, Social Media KHÔNG PHẢI LÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG, bởi nó hoạt động dựa trên ba yếu tố: Sự tham gia, kết nối và mối liên hệ.

+ Và có cái này bạn tuyệt đối chú ý: Khi triển khai Social Media cho 1 doanh nghiệp, bạn phải thống nhất với họ 7 điều mà bạn không thể làm:

  1. SM không thể thay thế cho chiến lược Marketing (mọi thứ vẫn diễn ra, và SM chỉ là một gói Rau chân vịt để bạn tăng lực trong chiến dịch truyền thông của Doanh Nghiệp)
  2. SM không thể thành công nếu Doanh Nghiệp coi nó như 1 thứ hời hợt có cũng được, mà không có cũng được…
  3. SM không phải là cuộc chơi ngắn ngày (đừng nghĩ là chúng ta chỉ việc bốc phét trong 1 tháng ra mắt sản phẩm là xong… bởi hiệu quả của SM sẽ là 1 chiếc đuôi dài: Tiếng thơm hay Hình ảnh xấu của bạn sẽ còn được  nhớ đến, được nhắc đến nhiều sau 1 chiến dịch SM.)
  4. SM không thể thực hiện tốt nếu không có sự hỗ trợ của cả tổ chức (SM làm độc lập sẽ rất vất vả)
  5. SM không thể thay thế cho chất lượng (không có gì hủy diệt thương hiệu nhanh bằng 1 chiến dịch Social Media mạnh cho một sản phẩm phọt phẹt – vì Social Media là 1 chiến dịch truyền thông có sự phản hồi cộng đồng một cách trực tiếp…)
  6. SM không thể thay thế cho Digital Marketing
  7. SM không thể thành công nếu bạn không đầu tư (SM không phải là làm vì rẻ – cái này sẽ đề cập đến phần sau)

Ngoài ra, bạn phải thống nhất rõ với Doanh Nghiệp việc làm SOCIAL MEDIA để giải bài toán gì? Với mục đích thế nào? Nếu không thì bạn sẽ bị “Chết vì thiếu hiểu biết… của khách hàng”. Giống như việc nhiều Doanh Nghiệp coi Truyền Thông là việc đẩy nhanh Doanh Số bán hàng trực tiếp – vị mọi thứ vẫn để phục vụ kinh doanh mà thôi. Nhầm! Nhầm to !

– Social Media không phải là giải pháp để Tăng Doanh Số Bán Hàng trực tiếp – Bán hàng thì đã có Marketing và Sale < bọn này không làm được thì đuổi mẹ nó đi. Còn Social Media là lo việc khác: Không phải với 1 doanh nghiệp thì làm cái gì cũng là để mục đích Kiếm Tiền đâu. Đầy doanh nghiệp kiếm tiền ầm ầm vẫn bị chết !

Ví dụ Doanh Nghiệp nó như 1 cái cơ thể, một ngày zời các bộ phận nói với nhau:

– Mồm (kinh doanh): Này, anh nói với bọn mày nhá, không có anh kiếm tiền, thì bọn mày chỉ có chết cả lũ nhá!

– Lưỡi (PR-Marketing): Bố thằng to mồm, tao mà không uốn lượn đủ đường thì mày có cái k..ứt mà đổ vào miệng ấy nhá.

– Răng (Kế toán): lài, thằng LƯỠI đừng tinh tướng, tao phập xuống một phát là mày ra nhập hội Câm Điếc Xã Đàn ngay ấy nhá!

– Lỗ đít (chuyên đi đút lót và hoa hồng): Thằng Mồm cứ khệnh, tao không thải ra, thì mày cũng đếch tọng vào được ấy…

.. Lúc này, thằng Khóa Quần (thôi thì đặt tên là Social Media): Chúng mày nói gì thì nói, không quan tâm đến tao thì tao vạch mẹ ra cho chúng nó nhìn hết thấy Trim, rồi thì ăn vẫn ăn được, ỉa vẫn ỉa được, nhưng rồi cũng đéo ai chơi… và rồi cũng có ngày lên báo Vnexpress mục văn hóa để chúng nó đánh hội đồng thôi các con ạ!

>> Vậy đấy! Social Media nó không phải là cái tọng một phát vào mồm ăn ngay, và cũng không phải là một thứ mà ngay từ đầu bạn cần đến (hồi trẻ con bạn cởi truồng mãi cũng có sao đâu)… vấn đề là lúc này, vào THỜI ĐIỂM này, bạn có muốn … hở trim hay không thôi ! :))

——

Thôi, hãy quay lại với Social Media:

… Bởi vì SM là việc bạn lan toả 1 thương hiệu nào đó tới cộng đồng, nên bản chất của Social Media chính là Viral Marketing: Hành động phát tán 1 con virus nào đó ra cộng đồng.

Sau một thời gian dài làm  Social Media, tôi nhận ra một điều, muốn làm tốt SM, bạn phải biết cách làm Viral Marketing > bởi nó chính là việc làm ra 1 sản phẩm và lan tỏa ra cộng đồng. Và nếu như, bạn không hiểu cộng đồng nghĩ gì, thì bạn không thể nào lan tỏa ra được…

Facebook thành công cũng là một phần do cái Viral Marketing đó < Chúng ta sẽ phân tích Facebook vào các bài sau >

Khi bạn đổ thứ gì xuống nước (cộng đồng) và mong muốn nó lan nhanh, lan rộng… Bạn có thể nghĩ ngay tới việc thả viên đường xuống cốc nước, hoặc đổ lọ mực…

Nhưng thực tế, Viral Marketing chính là việc bạn dí nguồn điện 220V xuống nước, vì với Viral Marketing, đó là việc bạn sử dụng chính nguồn nước (cộng đồng) là vật truyền điện cho bạn.

Vì Social Media hay Viral Marketing nó có 1 thứ cơ bản khác với các phương thức cũ: Ấy là không phải bạn là người đang cố khoắng bằng được cốc nước để tan đường… mà đó là việc bạn tạo ra 1 môi trường nào đó, và ngấm ngầm làm cách nào để thương hiệu của bạn được lan tỏa bởi chính cộng đồng > Nó sẽ đem lại 1 giá trị bền vững hơn rất nhiều so với việc “Kangaru – máy lọc nước hàng đầu Việt nam”

Vậy nên, trước khi bàn về Social Media tiếp, chúng ta hãy nghiên cứu về Viral Marketing đã nhỉ…

( Kỳ 4. Viral Marketing – phương thức truyền thông tin mạnh nhất trong thời đại web 2.0 )

Hiện nay cũng có nhiều Doanh Nghiệp chập chờn nhận ra rằng mình phải làm Social Media. Bởi họ cũng nhận ra những vấn đề trong “Bài 1” đã đề cập.

Tuy nhiên theo những gì tôi tiếp cận thời gian vừa rồi, thì phần lớn là các doanh nghiệp (Việt Nam) vẫn đang hiểu nhầm về Social Media – thậm chí nhiều doanh nghiệp coi nó chỉ như “seeding forum” hoặc như việc tạo 1 “viral Video”…

Việc không rõ ràng về nhiệm vụ của Social Media dẫn đến một “hậu quả” khá nguy hiểm cho cả Doanh Nghiệp lẫn những người triển khai Social Media: vì bản chất Social Media đã là 1 thứ khó định hình (giống như việc bạn rất khó kiểm soát cũng như thống kê được lời đồn), và khi bạn không hiểu rõ được bản chất, không ra được nhiệm vụ và mục đích, không tìm được phương thức đo lường hiệu quả … thì bạn không thể thực hiện Social Media được, và dĩ nhiên là nếu có làm, bạn cũng sẽ bị các Doanh Nghiệp hành hạ dã man. Còn về phía các Doanh Nghiệp, nếu bạn không đưa ra được một Social Media Plan thuyết phục, họ cũng sẽ luôn cảm thấy bạn là một bọn ăn hại… mặc dù bạn có hùng hục làm được nhiều trò đi chăng nữa.

Và như vậy, việc đầu tiên của bạn là phải training cho các Doanh Nghiệp về Social Media. Điều này rất quan trọng nhất là với thời điểm ban đầu này…

Có 3 thứ mà bạn phải vừa Thuyết phục, vừa training cho Doanh Nghiệp:

– TẠI SAO phải làm?

– Làm những gì?

– Đo lường thế nào?

 

1. Tại sao các Doanh nghiệp phải làm SOCIAL MEDIA ?

(thực ra cái này trong “Bài 1” tôi cũng đã đưa ra 1 số điểm để bạn có thể làm lý lẽ thuyết phục rồi)

Tuy nhiên có thêm một số thông tin ngắn gọn thêm ở đây:

> SOCIAL MEDIA là một cơn cuồng phong. Và bạn không nên (hoặc không thể) đối đầu với nó, tốt nhất là bạn nên tìm cách hiểu nó để xuôi chèo mát mái – và biết đâu nếu bạn lượn được như cánh diều thì bạn sẽ bay bổng lên cao theo chiều gió chăng ?!

Đây chính là thông tin về sức mạnh của cơn cuồng phong mang tên Social Media:

(Các thống kê lấy theo báo cáo của Socialmonics.net năm 2011 )

– 50% dân số thế giới dưới 30tuổi > và 96% những người đó tham gia mạng xã hội (thống kê tại Mỹ)

– Hiện giờ, lượng truy cập của Facebook đã qua mặt Google tại Mỹ (nhu cầu mạng xã hội đã vượt qua nhu cầu tìm kiếm?)

– Trước khi có Mạng xã hội, các trang khiêu dâm trên internet là các trang được hoạt động nhiều nhất (cái này thì mình cũng góp phần đôi chút) – giờ thì Facebook chiếm ngôi cao nhất ( cũng đúng thôi, trên Facebook gái show hàng cũng nhiều kinh đi được ấy, mà lại toàn User thực: chỉ cần like like vài phát là xin được số điện thoại ngay ấy mờ…) > Và không thể phủ nhận được 1 điều là Facebook hiện góp 1 phần không nhỏ trong nhu cầu môi giới tình yêu, môi giới mại dâm, và ngắm ảnh tự sướng của cộng đồng.

– Tại Mỹ, cứ 8 cặp đôi cưới nhau thì 1 cặp đôi tìm hiểu nhau qua Mạng Xã Hội

– Và bạn có tin được không: Để có được 50 triệu người sử dụng (user), Radio đã phải mất 38 năm, Tivi 13 năm, internet 4 năm, ipod 3 năm… nhưng: Facebook có được 200 triệuuser chỉ trong vòng 1 năm.

– Đến thời điểm này (2011), nếu Facebook là 1 quốc gia, thì nó là 1 quốc gia có dân sốđông THỨ 3 thế giới (Chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ)

– Ashoton Kutcher và Britney Spears có số lượng người theo dõi tại Twitter nhiều hơn toàn bộ dân số của những nước Thụy Điển, Israel, Switzerland, Ireland, Norway , Panama…

– 50% lượng truy cập từ thiết bị di động ở Anh là vào Facebook.

– Youtube trở thành bộ máy tìm kiếm thứ 2 thế giới. (!?)

– 25% kết quả tìm kiếm với TOP 20 thương hiệu lớn nhất Thế Giới có liên kết đến các nội dung do người dùng viết ra (nói cách khác, trên online, ngoài những thông tin doanh nghiệp tự quảng cáo, thì có đến 25% là thông tin do người dùng nói đến họ)

– 34% các Blogger đã và đang viết lên những ý kiến nào đó về SẢN PHẨM và THƯƠNG HIỆU

> Và bởi vậy, hỡi các DOANH NGHIỆP, các bạn muốn nghe họ đang nói gì về THƯƠNG HIỆU của bạn không? Bạn có muốn ĐỐI THOẠI cùng họ ?

 

… nếu có thì sử dụng Social Media đi thôi chứ còn chờ cái … gì nữa :)) 

 

(tiếp theo: Kỳ 3: Social Media là làm những gì? )

 

(Bắt đầu viết lại SOCIAL MEDIA nhiều kỳ)

“…nhiều người cho rằng Social Media là cuộc cách mạng lớn nhất – kể từ cuộc Cách Mạng Công Nghiệp…”

Và theo dự đoán của thị trường truyền thông: Nghề Social Media sẽ là 1 trong những nghề HOT trong năm 2011

Theo Tạp Chí Marketing có đoạn như sau: “Social Media, nói một cách chung nhất, là khái niệm chỉ một phương thức truyền thông đại chúng (xã hội) trên nền tảng các dịch vụ trực tuyến – tức là những trang web trên Internet.”

Một loạt nhà chuyên gia truyền thông cũng đã đưa ra nhiều định nghĩa về “Social Media” khác. Tuy nhiên, lời khuyên chân thành: bạn mà đọc càng nhiều càng loạn, vì đến họ còn chưa thống nhất về Social Media.

Tuy nhiên, tôi sẽ lý giải cho các bạn một cách đơn giản và dễ hiểu nhất về Social Media.

Trước tiên bạn phải hiểu  Social Media là một phương thức TRUYỀN THÔNG.

Mà định nghĩa ngắn gọn TRUYỀN THÔNG là việc đưa 1 thông điệp nào đó đến với cộng đồng.

> Vấn đề là tại sao không dùng các giải pháp TRUYỀN THÔNG cũ như từ trước đến giờ đang làm (quảng cáo truyền hình, quảng cáo bảng biển ngoài trời, banner đặt trên vnexpress…) mà lại phải sử dụng SOCIAL MEDIA ?? Sao ? Sao ?

– Đơn giản là hiện nay, cùng với cơn lốc MẠNG XÃ HỘI, web 2.0… CỘNG ĐỒNG đã thay đổi gần như hoàn toàn phương thức tiếp nhận thông tin >> và bởi vì “Thuyền theo lái, gái theo chồng”, thế nên  chắc chắn phương thức TRUYỀN THÔNG cũng phải thay đổi theo.

Muốn hiểu rõ Social Media là gì, trước tiên, ta phải hiểu CỘNG ĐỒNG đã thay đổi thế nào…

CỘNG ĐỒNG đã thay đổi tư duy tiếp nhận TRUYỀN THÔNG thế nào? 

Theo thống kê của Socialmonics.com năm 2011: 78% khách hàng tin tưởng vào lời khuyên của bạn bè – chỉ 14% là tin vào quảng cáo > Dễ hiểu thôi, khi bạn ngồi 1 mình trong 1 căn phòng, thì bạn sẽ tin vào quảng cáo của bất kỳ tờ rơi nào vứt qua khe cửa. Nhưng khi bạn đã mở cửa ra ngoài với xã hội, khi mà bạn ngày ngày trao đổi với hàng trăm người bạn, tiếp nhận hàng ngàn luồng thông tin quảng cáo sản phẩm hàng giờ… Thì lúc này, bạn cần một luồng thông tin mang tính TIN TƯỞNG hơn.

Và sự TIN TƯỞNG đó thường đến từ bạn bè, từ những lời đồn… (Word Of Mouth)

Bởi vậy, với môi trường hiện tại, chỉ 18% chiến dịch quảng cáo trên TV là đem về lợi nhuận và hiệu quả. > nhưng tại sao họ vẫn phải quảng cáo: Đơn giản là vì họ không biết 18% đó nó nằm ở khúc nào.

Và bây giờ, quảng cáo truyền hình dường như chỉ mang tính khẳng định Đẳng cấp và Loan tin sản phẩm: Nó hữu dụng nhất chỉ với những thương hiệu lớn – đã có vị trí trong cộng đồng. Còn nếu bạn là 1 thương hiệu nhỏ mới ngo ngoe, thì chớ dại mà mất tiền oan – vì chả ai tin vào quảng cáo TV đâu.

Về cá nhân tớ (Hiếu Orion), tớ luôn đón nhận những thông tin mới từ Facebook, và những site kiểu Vnexpress, hay trên TV chỉ mang tính khẳng định chính thống…

Thế nên theo xu thế xã hội, 1 phương thức truyền thông mới đã (bắt buộc) xuất hiện: SOCIAL MEDIA

Tóm lại Social Media là gì?

Định nghĩa trên sách vở: Social Media là một môi trường truyền thông mới dựa trên nền tảng các dịch vụ web 2.0 (Blog, News/PR, Video, Social Network …)

( Đếch hiểu phải không? Quá lằng nhằng… nhờ ! )

Nói thế này cho nó vuông góc nhá:

> Social Media = phương thức TRUYỀN THÔNG mới.

> Truyền thông = đưa thương hiệu đến CỘNG ĐỒNG

> Mà cộng đồng thì lúc này đang suốt ngày sử dụng mấy thứ Blog, mạng xã hội, youtube… (giờ chúng nó đếch tin vào quảng cáo, chúng nó chỉ thích nghe xui khôn xui dại từ bạn bè thôi)

>>> thế nên: Social Media = TRUYỀN THÔNG bằng cách hòa vào các sân chơi kia > chỉ có như vậy thương hiệu mới đến gần với Cộng đồng, chỉ có như vậy thương hiệu mới tạo được niềm tin cho cộng đồng.

Và bởi vậy, các Doanh nghiệp nhận ra 1 điều, rằng hình như đã là lúc chúng ta nên tìm kiếm 1 phương tiện truyền thông phù hợp hơn chăng? Một phương tiện truyền thông có thể ĐẾN GẦN và VÀO SÂU hơn với cộng đồng.

Rõ ràng thời đại này GIÁ TRỊ và sự BỀN VỮNG của 1 thương hiệu không chỉ phụ thuộc vào Doanh Số, mà nó còn phụ thuộc vào tư duy của Cộng đồng, và đôi khi, phụ thuộc vào những lời đồn (Word Of Mouth)

(Đấy ! Social Media đại khái là thế… Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về Social Media ở bài sau nhé! Mục tiêu Social Media, các thành phần Social Media… và tại sao Doanh Nghiệp lại phải thực hiện Social Media )

@ Hiếu Orion

—-

Bài 2: Tại sao các Doanh nghiệp phải làm Social Media ?

Ngày nay, có nhiều hơn rất nhiều các chỉ số để đo đếm chứ không chỉ còn là Click, Impression hay CTR (Click-through Rate). Nhiều người vẫn cho rằng, Social Media và ngành Online nói chung dễ đo đếm hơn rất nhiều so với các kênh truyền thống. Thế nhưng, có một, hai hay nhiều chỉ số đo đếm cũng không có bất cứ ý nghĩa gì nếu bạn không đặt các chỉ số này vào trong ngữ cảnh thích hợp (như ví dụ trên). Lời khuyên của các chuyên gia trong trường hợp này luôn là việc bạn phải quy các chỉ số đo đếm về 3 mục tiêu kinh doanh cơ bản nhất :
  • Giảm giá thành sản xuất
  • Tăng lợi nhuận
  • Tăng độ thỏa mãn của khách hàng
50.000 người xem và 20 lượt người nhắc tới nếu so với mục tiêu là 20.000 người xem và 5 lượt người nhắc tới thì có vẻ khá thành công. Thế nhưng, 20 lượt người nhắc tới bạn đều là 20 lượt người chê sản phẩm của bạn thì sao? 20 lượt người nhắc tới bạn đều cho rằng sản phẩm của bạn không nổi bật nhưng lại bán đắt hơn sản phẩm của đối thủ thì sao? Do vậy, cho dù các chỉ số đo đếm đó có đưa lại con số ấn tượng như thế nào, cũng cần phải có một mục tiêu rõ ràng và mục tiêu đó phải thể hiện được ít nhất 1 trong 3 mục tiêu kinh doanh kể trên.
David Berkowitz vào năm 2009 đã đưa ra 100 chỉ số khác nhau để đo đếm trên môi trường Social Media. Mặc dù trong đó vẫn có Click và Impression nhưng 100 chỉ số này đã mở rộng ra để thể hiện tính tương tác hai chiều của Social Media tương đối kỹ :

(tôi sẽ giải thích về từng mục này sau tới các bạn) 

1.     Volume of consumer-created buzz for a brand based on number of posts

2.     Amount of buzz based on number of impressions

3.     Shift in buzz over time

4.     Buzz by time of day / daypart

5.     Seasonality of buzz

6.     Competitive buzz

7.     Buzz by category / topic

8.     Buzz by social channel (forums, social networks, blogs, Twitter, etc)

9.     Buzz by stage in purchase funnel (e.g., researching vs. completing transaction vs. post-purchase)

10.  Asset popularity (e.g., if several videos are available to embed, which is used more)

11.  Mainstream media mentions

12.  Fans

13.  Followers

14.  Friends

15.  Growth rate of fans, followers, and friends

16.  Rate of virality / pass-along

17.  Change in virality rates over time

18.  Second-degree reach (connections to fans, followers, and friends exposed - by people or impressions)

19.  Embeds / Installs

20.  Downloads

21.  Uploads

22.  User-initiated views (e.g., for videos)

23.  Ratio of embeds or favoriting to views

24.  Likes / favorites

25.  Comments

26.  Ratings

27.  Social bookmarks

28.  Subscriptions (RSS, podcasts, video series)

29.  Pageviews (for blogs, microsites, etc)

30.  Effective CPM based on spend per impressions received

31.  Change in search engine rankings for the site linked to through social media

32.  Change in search engine share of voice for all social sites promoting the brand

33.  Increase in searches due to social activity

34.  Percentage of buzz containing links

35.  Links ranked by influence of publishers

36.  Percentage of buzz containing multimedia (images, video, audio)

37.  Share of voice on social sites when running earned and paid media in same environment

38.  Influence of consumers reached

39.  Influence of publishers reached (e.g., blogs)

40.  Influence of brands participating in social channels

41.  Demographics of target audience engaged with social channels

42.  Demographics of audience reached through social media

43.  Social media habits/interests of target audience

44.  Geography of participating consumers

45.  Sentiment by volume of posts

46.  Sentiment by volume of impressions

47.  Shift in sentiment before, during, and after social marketing programs

48.  Languages spoken by participating consumers

49.  Time spent with distributed content

50.  Time spent on site through social media referrals

51.  Method of content discovery (search, pass-along, discovery engines, etc)

52.  Clicks

53.  Percentage of traffic generated from earned media

54.  View-throughs

55.  Number of interactions

56.  Interaction/engagement rate

57.  Frequency of social interactions per consumer

58.  Percentage of videos viewed

59.  Polls taken / votes received

60.  Brand association

61.  Purchase consideration

62.  Number of user-generated submissions received

63.  Exposures of virtual gifts

64.  Number of virtual gifts given

65.  Relative popularity of content

66.  Tags added

67.  Attributes of tags (e.g., how well they match the brand's perception of itself)

68.  Registrations from third-party social logins (e.g., Facebook Connect, Twitter OAuth)

69.  Registrations by channel (e.g., Web, desktop application, mobile application, SMS, etc)

70.  Contest entries

71.  Number of chat room participants

72.  Wiki contributors

73.  Impact of offline marketing/events on social marketing programs or buzz

74.  User-generated content created that can be used by the marketer in other channels

75.  Customers assisted

76.  Savings per customer assisted through direct social media interactions compared to other channels (e.g., call centers, in-store)

77.  Savings generated by enabling customers to connect with each other

78.  Impact on first contact resolution (FCR) (hat tip to Forrester Research for that one)

79.  Customer satisfaction

80.  Volume of customer feedback generated

81.  Research & development time saved based on feedback from social media

82.  Suggestions implemented from social feedback

83.  Costs saved from not spending on traditional research

84.  Impact on online sales

85.  Impact on offline sales

86.  Discount redemption rate

87.  Impact on other offline behavior (e.g., TV tune-in)

88.  Leads generated

89.  Products sampled

90.  Visits to store locator pages

91.  Conversion change due to user ratings, reviews

92.  Rate of customer/visitor retention

93.  Impact on customer lifetime value

94.  Customer acquisition / retention costs through social media

95.  Change in market share

96.  Earned media's impact on results from paid media

97.  Responses to socially posted events

98.  Attendance generated at in-person events

99.  Employees reached (for internal programs)

100.  Job applications received

Blues & Rock & Social

Tôi có 2 đam mê lớn trong đời – đó là Music và Social…
– Về Music, bộ phim âm nhạc tôi thích nhất đó là Crossroad. Crossroad là một bộ phim rất hay về âm nhạc… đỉnh điểm của nó là 1 cuộc thi đấu giữa 1 đại diện của Rock với những Âm thanh đầy sức mạnh, với Tinh Thần và Tốc độ và 1 bên là 2 thầy trò mang những ngón nghề Blues đầy sâu sắc, với những trải nghiệm trong một quãng thời gian dài lê la trên con đường ngoằn nghèo của cuộc sống, qua những quán bar tồi tàn, những mảnh đời cùng cực nơi đáy cuộc sống… Và kết cục là những nốt solo Rock đầy mạnh mẽ không thể nào chiến thắng được sự Trải Nghiệm sâu sắc của Blues – một thứ đi từ ngoài vào và một thứ đi từ trong ra…

Quay trở lại với Social…
Và cả thế giới Social đang dõi theo 2 ông lớn tranh dành lãnh địa…
+ Facebook vừa rồi đã thượng đài với sức mạnh đột phá như vừa ăn Rau Chân Vịt – chỉ trong 1 thời gian ngắn đã tạo ra được một SỰ KIỆN
Facebook đã nắm được 1 “gia tài” của cộng đồng Online: Đó là “mối quan hệ” của Cộng đồng. Nếu xét về mặt đồ họa, thì Facebook nắm được những đường đen (theo đồ thị bên dưới): Facebook biết được anh là ai, và anh chơi với ai.

+ Trong khi đó Google nắm được Hành động của cộng đồng. Với đồ họa trên, thì Google không có được đường đen, nhưng những chấm xanh đỏ rải rác khắp nơi thì Google cũng đã có (bằng gmail, bằng youtube, bằng picasam bằng google docs, google phone, googe seach, adroid market…), nhưng khủng khiếp hơn: Google biết được những chấm xanh đỏ đó đang muốn gì, đang cần gì, đang làm gì…

Để hình dung sự khác biệt giữa 2 cái CÓ của 2 đối thủ này thì ta hãy tưởng tượng như sau:
– Bạn là giáo viên chủ nhiệm của 1 lớp: và bạn biết từng thành viên lớp đó, biết được đứa nào chơi thân với đứa nào (facebook)
– Lớp bên cạnh, Vị giáo viên chủ nhiệm mới vào không biết được những thứ trên, nhưng anh ta biết được 90% lớp đó thích Michael Jacson, 40 % thích Guitar, 20 % thích xăm mình, 10% bị đồng tính nữ…
+ Lúc này bạn đang có lợi thế hơn…
+ Nhưng một ngày đẹp zời, Vị giáo viên chủ nhiệm kia tổ chức party với những sân chơi đặc trưng trên > Họ có ngay kết nối một cách đơn giản và dễ dàng, họ có ngay cộng đồng active… mối liên kết được tạo ra bằng chính nhu cầu thực sự luôn mạnh mẽ và bền vững hơn.


Ngoài ra, bản chất của 2 cộng đồng có thể có 1 số sự khác nhau:
– Trên Facebook toàn show hàng và tớ đồ phần lớn không phải là con người thật của bạn.
– Những những gì bạn tìm kiếm trên Google phản ánh gần như chính xác nhu cầu của bạn

– Facebook tạo ra mối quan hệ, và lọc các sở thích từ đó.
– Google đi ngược lại: Hiểu được sở thích > và sẽ tạo mối quan hệ từ đó…

> Vậy thì với những thứ trên, theo bạn ai đang nắm “tài sản cộng đồng”?

Không phải là Facebook không biết được điểm yếu đó của mình, Facebook đã cố gắng làm nhiều thứ: Tạo mail facebook, mua dịch vụ chat Beluga, tạo địa điểm cho ảnh v..v… Tuy nhiên những thứ đó  dường như không thể nào so sánh được với Gmail, Google Map…

Facebook đang có 700 triệu tài khoản (theo wikipedia), nhưng tổng số tài khoản của Google với Google Seach, Picasa, Youtube, Google Docs, Calendar, Google Phone, Adroid Market theo mọi người dự tính có thể vượt qua con số 1 tỷ … Trận chiến này chưa biết ai nắm nhiều acc hơn ai…

Facebook cũng đang cố gắng mọi cách có được 1 giá trị thực mà Google đang có:

Và để giải bài toán này, Facebook đã phải nỗ lực rất nhiều, vì trên thực tế khi bạn có khoảng trên 1000 Friend thì 95% trong đó là là mối quan hệ mà bạn không thể chăm sóc nổi (theo nghiên cứu có khoa học thì 1 người bình thường chỉ có thể chăm sóc tối đa 30 mối quan hệ thực),  và với 1000 friend thì cũng khoảng 95% các thông báo hoạt động của số người đó là những thông báo mà bạn không mong muốn (trừ khi bạn coi Facebook là nơi giải trí và nơi đọc tin hot – chứ không phải là nơi chăm sóc những mối quan hệ thực)

Điển hình của vấn đề trên là Facebook đã cho phân loại bạn bè theo Category, và cho bạn lọc thông tin trên “home – trang chủ” của bạn theo thứ tự ưu tiên là những người có tương tác gần nhất với bạn.

Và Facebook đã điên đầu để tạo ra các công thức (kiểu như Edge Rank) để tăng “giá trị thực” của mối quan hệ ảo đang dần mất giá trị bởi chính sự phát triển quá nhanh của Facebook.

(Công thức Edge Rank của Facebook nhằm tạo ra những mối quan hệ gần với bạn hơn qua các công thức phân tích hành động của user )

+ Tóm lại các ông lớn đều biết được cần có những thứ gì để “Bá chủ cộng đồng”
Tuy nhiên vấn đề ở đây là thứ tự có được những công cụ đó…
> Cá nhân tôi thấy cuộc chiến này nó giống 1 cuộc chiến giữa một anh thanh niên thông minh hiện đại với 1 cụ già đồ nho đạo sỹ… Và bởi vậy, khác với hai con trâu húc nhau – mà chúng ta có thể đoán trước được kết quả qua những cú húc – với 2 cao thủ này, chúng ta chỉ biết chứng kiến và thưởng thức…
Quay lại với thị trường Social Việt Nam, đối thủ của Google là ai?

+ Zing Me?
Một trong những đại diện sáng giá nhất của Mạng Xã Hội Việt Nam hiện nay lại chính là Zing Me. Tuy nhiên Zing Me thì sao?
Sau vụ lùm xùm của Google +, đại diện Zing Me lại tiếp tục chém gió rằng “Zing Me không ngán Google” , và sẽ sử dụng những thế mạnh bản địa để “chiến đấu trực diện” với Google (?)

( Bài viết: Zing Me không ngán Google: http://cafef1.com/06-07-2011/zing-me-khong-ngan-google/ )

Nhưng… “Ai cũng hiểu, chỉ một người (cố tình) không hiểu…”, ấy là cộng đồng Zing Me là một cộng đồng hời hợt, được xây từ nền những dân chơi Game…

Và với dân Teen và đặc trưng của cộng đồng Game thủ Teen của Zing, thì điều đó lý giải việc Zing Me cho dù có vượt qua số người sử dụng Facebook thật đi nữa, thì đó không phải là 1 bức tranh Mạng Xã Hội thực sự. Nếu lấy hình ảnh Social Trên để diễn đạt Zing Me, thì những đường kết nối các điểm hạt nhân đều rất mờ nhạt.

Điều đó lý giải tại sao nhiều người cứ cười sằng sặc khi nghe đại diện Zing to mồm lôi “con số” thành viên ra để so sánh với Facebook, điều đó nó giống việc so sánh số người của1 khu liên hợp giải trí (kiểu Vincom) với khu tập thể Nguyễn Công Trứ.

– Chẳng cần nói nhiều: ừ thì Vincom đông hơn, ừ thì Vincom sôi động hơn…
– Nhưng nếu ví dụ trộm vía một hôm đẹp zời nào đó Vincom sập, thì đám dân hay đi Vincom cũng chả buồn mấy, họ lại đi hóng gió và ngắm đồ ở Tràng Tiền Plaza..
– Còn khu tập thể Nguyễn Công Trứ có hàng ngàn sạp hàng bán kiếm miếng cơm manh áo hàng ngày, có Hội phụ nữ, có hội thanh niên, có những sòng tá lả quanh năm, có những đám buôn dưa lê xuyên lục địa… đó mới là Xã Hội, đó mới là Mạng Xã Hội, và đó mới là TÀI SẢN của cộng đồng. Và đó là lý do mà mặc dù đã có dự án di dời khu tập thể Nguyễn Công Trứ 10 năm rồi, nhưng người ta vẫn chưa làm được dứt điểm.

Tài sản của cộng đồng – hay 1 mạng xã hội – không phải là số lượng những cái Chấm xanh đỏ ở biểu đồ trên.
> Tóm lại nếu gọi Zing Me là mạng xã hội thì hơi quá sớm, hoặc hơi lạm dụng từ “Mạng Xã Hội” – chứ đừng nói là dám so sánh với Facebook hay Google

+ Banbe.net của FPT?
Không thể phủ nhận rằng rất ít người tin tưởng vào thành công của cái Banbe.net này. (nói nhỏ: tôi cũng từng thế!) May ra họ tin tưởng vào cái thương hiệu FPT, với những thành công của FPT, và mặc dù không ưa lắm, nhưng những gì mà cộng đồng 10.000 người FPT đang làm cũng đáng để cộng đồng không coi thường.

Và điều làm cộng đồng ngạc nhiên, là giữa sự sôi sục của Facebook, Google+, với những tuyên bố hùng hồn như kiểu sắp ôm bom ba càng ra ngã tư của đại diện Zing Me, thì Banbe.net của ông lớn FPT lại đủng đỉnh… Thậm chí họ còn tuyên bố rằng Banbe.net không phải mạng xã hội đơn thuần, đó là nền tảng để kết nối các dịch vụ đang có của FPT: Nhacso.net, vnexpress, ngoisao… và theo thông tin mới nhất, kế hoạch 6 tháng cuối năm của banbe.net lại là phục vụ cho 10.000 người FPT và các cộng đồng đang sử dụng các dịch vụ của FPT…

Tôi thì là nhân viên ngoan hiền của FPT, bởi vậy nên tôi chả dại nói xấu FPT – nhưng thú thực là trước kia tôi cũng đã từng không tin lắm với những sản phẩm Social của FPT. Nhưng sau khi biết banbe.net sẽ tích hợp với Vnexpress, nhacso, ngoisao, game thủ, ione, chungta (trang cộng đồng FPT), và việc quay lại phục vụ 10.000 thần dân của FPT … thì tôi nghĩ rằng ít ra banbe.net cũng có được 1 cái gì đó “Giá trị thực” hơn… Và Banbe.net cũng không có những Chém Gió theo kiểu “chiến đấu tay đôi với Google – như đại diện ZIng gần đây.

Bài viết của đại diện banbe.net: http://chungta.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15182

Google hay Facebook cũng xuất phát từ những nhu cầu thực, giá trị thực… thôi thì… cứ vẫn phải chờ xem thôi…

+ Go Online – VTC ?
Một Đại Gia cộng đồng xuất hiện cũng rất hoành tráng là Goonline của VTC, tuy nhiên sự hoành tráng ra mắt của VTC – với thông điệp ra rả là Mạng Xã Hội Việt nam, cùng với sự xuất hiện của nhiều ông to trong buổi ra mắt… và sự ỉu xìu sau đó của Go.vn nó mang đậm tính show hàng dự án để kiếm tiền nhà nước…

Một dự án không xuất phát từ nhu cầu thực sự của cộng đồng, thì sớm muộn cũng ngỏm…

++ Tóm lại…
… Tóm lại cái cuộc chiến Social ở Việt Nam thú thực là không thể trông chờ vào những lời chém gió của các Đại Gia Con Buôn, tôi chả tin Zing, Go và thậm chí là FPT – nếu các dự án cứ rầm rộ đẻ ra và thiếu 1 Giá trị cho cộng đồng…

Với Facebook, Google, thì Việt Nam đến thời điểm này chưa có cái tên nào có thể xứng đáng là đối thủ… cover giống hệt 1 bản nhạc không có nghĩa đã là đứng ngang hàng với Tác Giả bản nhạc đó.

Biết đâu sắp tới, Mạng Xã Hội thực sự của Việt Nam lại chính từ những cái tên như Viettel, Vinaphone, EVN… thậm chí là bia hơi Cường Hói – những dịch vụ đang giúp ích thực sự cho Cộng đồng. Giống cái cách đi từ trong ra ngoài mà Google đã, đang và sắp làm !

Lại nói lại về Music, hồi xưa tôi thích Rock khi đi nghe live show, âm thanh và sự sôi sục làm rung động màng nhĩ, từ đó làm rung động trái tim tôi.
Sau đó 10 năm, khi lặng lẽ nghe Blues… tôi thích nó!

Và tôi nhận ra rằng từ sự rung đồng của màng nhĩ đến sự rung động của trái tim có thể là con đường nhanh hơn, nhưng khó bền hơn là con đường rung động cảm xúc từ khối óc tới trái tim…

Điều đó khiến tôi tin rằng Google sẽ chiến thắng Facebook…

Còn Mạng Xã Hội Việt Nam thì không phải đối thủ của 2 tay này – bởi nó chả có cái gì rung động cả !

———

Hà Nội một tối đầy khói
Hiếu Orion

Một đoạn trong file Crossroad

Trung Quốc – Sân chơi màu mỡ của thế giới Online

Trung Quốc được biết tới là quốc gia đứng đầu thế giới cả về dân số (hơn 1,3 tỷ người) và lượng người dùng Internet (hơn 420 triệu người), trong đó số người dùng Internet của Trung Quốc cao gấp đôi so với Mỹ. Tổng số người dùng Internet của cả 2 quốc gia này chiếm tới hơn 1/2 tổng lượng người dùng Net của top 15 quốc gia hàng đầu thế giới.

Top 20 quốc gia có lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới theo ước tính thống kê 6/2010. (Nguồn:Internet World Stats)

Với số dân lớn, người dùng Internet cao thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ để kết nối với nhau là một điều dễ hiểu. Vì thế một số nhà cung cấp dịch vụ ở quốc gia này đã tạo ra nhiều mạng xã hội từ rất sớm như  mạng QQ (1999), mạng renren (2005), mạng Kaixin (2008).  Cụ thể: QQ với đặc điểm mạng xã hội dành cho teen có độ tuổi từ 10-25, hiện đang có khoảng 200 triệu tài khoản đang hoạt động. Renren tuy ra đời muộn hơn nhưng cũng có 31 triệu người dùng, tập trung độ tuổi từ 20-25. Còn Kaixin tuy sinh sau đẻ muộn cũng kịp thời chiếm lĩnh 30 triệu người dùng trong độ tuổi trên dưới 30.  Tuy vậy nhu cầu của người dùng Internet vẫn còn rất lớn, vậy thì Facebook một mạng xã hội khủng với hơn 500 triệu người dùng trên thế giới có thể có được chỗ đứng trong thị phần mạng xã hội ở Trung Quốc hay không?

Cơ hội của Facebook tại Trung Quốc 

Với câu hỏi ở trên – Câu trả lời là: KHÔNG!

Hãy thử nhìn lại những bước đi chập chững đầu tiên của Facebook vào năm 2007 mà xem, không mấy người dùng Internet ở đây chú ý. Và nếu có một vài người “muốn” quan tâm thì lại phải vượt qua hàng loạt các “Tử Cấm Thành” mới vào được, vào được rồi những người dùng này nào có phải yên tâm? Thỉnh thoảng lại bị đuổi ra (bị out ra khỏi website) do chính quyền Trung Quốc đã tiến hành chặn Facebook từ gốc, họ buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet chặn bất cứ  thứ  gì liên quan tới Facebook.  Mặc đù người dùng có thể sử dụng các phần mềm khác như  SW, Hotspot Shield,..hay trả phí cho VPN để vào  sử dụng dịch vụ . Nhưng đổi lại máy tính của người dùng sẽ bị treo (tức là không sử dụng được) trong một lúc lâu. Điều này khiến người dùng rất khó chịu. Tuy nhiên, đây không phải là lý do chính khiến cho FACEBOOK bị từ chối tại quốc gia này.

Những thứ mà Facebook không có được 

Hãy nhìn lại các mạng xã hội địa phương của Trung Quốc, chúng quá lớn, có quá nhiều tiện lợi, thân thuộc để thu hút người dùng. Điều này là lý do chính để họ không từ bỏ ngôi nhà hiện tại, một ngôi nhà có nhiều tiện ích, nhiều bạn bè để đi tìm một ngôi nhà mới chật hẹp với những người hàng xóm không hề quen thuộc.

Để rõ ràng hơn, chúng ta sẽ phân tích mạng xã hội QQ –một mạng xã hội đang được ưa chuộng nhất ở Trung Quốc hiện nay, nó tích hợp nhiều dịch vụ trong một tài khoản. Nghĩa là với cùng một tài khoản thể hiện dưới dạng con số (VD: 2229829538) người dùng có thể vào chơi game, chat chit trao đổi tâm trạng với bạn bè, mua các hàng hóa ảo, đọc tin, cập nhật thông tin một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó QQ cũng hoàn thiện các ứng dụng trên điện thoại di dộng để giúp người dùng truy cập cùng một lúc nhiều dịch vụ dễ dàng hơn trên di động vì thế mạng xã hội này đã thực sự ghi điểm và ăn sâu vào trong tâm trí của người dùng. Chỉ với một tài khoản, không phải đăng nhập nhiều lần, người dùng có thể sử dụng nhiều dịch vụ, việc này giúp người dùng tiết kiệm thời gian rất nhiều. Chính vì thế ở Trung Quốc, thay vì hỏi “Facebook của bạn là gì?”, họ hỏi “QQ của bạn là gì?”.

Mạng xã hội QQ của tập đoàn Tencent

Công dân điện tử  

Gần đây lại xuất hiện cụm từ “công dân điện tử”, cụm từ này ám chỉ những người dùng online để đọc tin tức, chơi game, kết bạn… Nghĩa là mỗi người chỉ cần là một người sử  dụng Internet đã là công dân điện tử. Tuy nhiên công dân này có thực sự hoạt động mạnh trên Internet hay không thì phải xem hành vi của công dân đó trên môi trường Internet. Thực tế QQ đã rất thành công khi tạo ra được một cộng đồng công dân điện tử  trong mạng xã hội của mình. Bởi tất cả các hành vi như chơi game, mua hàng ảo, đọc tin, ..của người đó đều thể hiện sở thích, mối quan tâm của họ. Bên cạnh đó người dùng chỉ với một tài khoản là thực hiện được nhiều hành động trên Internet như mua sắm, đọc tin, nghe nhạc,..chính điều này giúp họ thể hiện cái tôi cá nhân rất cao. Dịch vụ tốt cùng với định hướng phát triển lâu dài, QQ thực sự  mang lại nhiều giá trị cao cho người dùng Internet Trung Quốc. Không biết bao giờ Việt Nam mới có được dịch vụ TẤT CẢ TRONG MỘT này? :D

Tóm lại, ngược với việc đem lại cho người dùng sự tiện lợi, nhanh gọn, dễ dàng và thoải mái của mạng xã hội địa phương thì Facebook lại chỉ mang lại những điều bực mình, khó chịu cho họ. Chính vì nguyên nhân đó mà FACEBOOK bị từ  chối ở quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Đừng quá ảo tưởng về một FACEBOOK 

Như vậy thực tế đã chứng minh một điều rằng Facebook chưa phải là tất cả – như nhiều người nhầm tưởng – và như các báo đài quảng cáo.
Với tương lai của 1 Công dân điện tử, bạn cần nhiều hơn thế rất nhiều:
– Một tài khoản có thể đáp ứng được tất cả những nhu cầu online
– Một tài khoản bạn có thể giúp bạn thanh toán điện tử một cách dễ dàng, an toàn…
– Một ngôi nhà ổn định.
Và với những sự bất cập mà một số người Việt Nam đang phải chịu đựng với Facebook: Mất Fan Page không biết kêu ai, chặn do có quá nhiều thông tin Phản động… thì Facebook đâu phải là một ngôi nhà bình yên…
Vấn để chỉ còn lại là hãy chờ xem Việt Nam sẽ phát triển các Dịch vụ này thế nào. Với những ông lớn vào cuộc như VTC, Vinagame, FPT… và với sự học hỏi của những tấm gương người láng riềng China… chúng ta vẫn hoàn toàn hy vọng có được một mái nhà thực sự ổn định. TẠI SAO KHÔNG?

Chuyên viên Marketing online (internet marketing ,digital marketing) sẽ làm những gì???
Bạn nghe nhiều về khái niệm Marketing online (internet marketing ,digital marketing) nhưng không hiểu nó bắt đầu như thế nào? Và một chuyên viên Marketing online (internet marketing ,digital marketing) sẽ làm những gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết trên

Sự phát triển của Internet đã làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Song song với các phương tiện truyền thông truyền thống như TV, radio, báo & tạp chí, thư từ…, các doanh nghiệp ngày nay đã nhanh chóng ứng dụng hình thức Digital Marketing vào việc giới thiệu sản phẩm, xúc tiến bán hàng và PR công ty. Đã có rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ đạt được những thành công nhất định qua việc sử dụng hình thức này như VietnamWorks.com, Ford Việt Nam, tạp chí Sức Sống Mới, thegioididong, Zing.vn, … Vậy Marketing online là gì?Marketing online gồm những hình thức nào mà có sức mạnh đến như vậy?

Đôi nét về Marketing online

Marketing TT là việc ứng dụng công nghệ mạng máy tính, các phương tiện điện tử vào việc nghiên cứu thị trường, hỗ trợ phát triển sản phẩm, phát triển các chiến lược và chiến thuật marketing… nhằm mục đích cuối cùng là đưa sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Việc ứng dụng công nghệ để thực hiện các hoạt động marketing là một điểm khác biệt chính yếu giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống.

Vậy Marketing online bao gồm những hình thức nào và được thực hiện ra sao?

Marketing TT hiện có những hình thức tiêu biểu sau:

Tối ưu trang web trên công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO)
Marketing thông qua công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing – SEM)
Marketing qua E-mail (E-mail Marketing)
Marketing mạng cộng đồng (Viral Marketing)

Hiện nay tại Việt Nam, 82% số người sử dụng Internet khi truy cập Internet sẽ bắt đầu với việc tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm như (Google, Yahoo! Search…); và vì vậy các kênh công cụ tìm kiếm đã và đang là những kênh hiệu quả để tiếp cận khách hàng mục tiêu.

SEO – Search Engine Optimization (Tối Ưu Trang Web Trên Công Cụ Tìm Kiếm)

Là kỹ thuật cải tiến hệ thống thiết kế của trang web công ty để phù hợp nhất với những tiêu chí kỹ thuật do các công cụ tìm kiếm đề ra (tiêu đề trang, thẻ meta, sơ đồ trang web …).

Kỹ thuật này sẽ giúp nâng cao thứ hạng của trang web công ty trên trang kết quả tìm kiếm. Và nếu thực hiện tốt kỹ thuật này, khi người tiêu dùng tìm thông tin bằng các từ khóa có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu công ty, thông tin của công ty bạn sẽ xuất hiện ngay trang đầu tiên hay có thể ngay vị trí thứ nhất. Với vị trí này, theo thói quen của người sử dụng, trang web của bạn sẽ được click vào nhiều gấp 5 lần so với các trang khác.

Đây cũng được xem hình thức marketing có chi phí thấp nhất vì công ty không phải trả khoản chi phí quảng cáo nào cho các kênh này.

SEM – Search Engine Marketing (Marketing thông qua công cụ tìm kiếm)

Theo kỹ thuật này, chuyên viên Marketing online sẽ dùng các chương trình như Google Adwords để mua các từ khóa phù hợp với sản phẩm, dịch vụ, các chiến dịch quảng bá… Khi người tiêu dùng tìm thông tin bằng các từ khóa có liên quan, thông tin của công ty bạn sẽ xuất hiện tại khu vực dành riêng cho quảng cáo trên trang kết quả.

Đối với SEM, bạn phải thanh toán một khoản phí quảng cáo trên kênh công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, số tiền bỏ ra càng nhiều không có nghĩa mẫu quảng cáo của bạn đạt được vị trí tối ưu. Nếu bạn và đối thủ cạnh tranh cùng mua một từ khóa để quảng cáo trên cùng một công cụ tìm kiếm ở cùng một vị trí, tùy vào khả năng chuyên môn của chuyên viên SEM, mức giá CPC (cost per click) của bạn và các đối thủ sẽ rất khác nhau.

E-mail Marketing

Dựa trên một cơ sở dữ liệu khách hàng (database), chuyên viên Marketing online sẽ phân tích và phân nhóm các đối tượng khách hàng có cùng chung sở thích hoặc nhu cầu để phát triển nội dung email và gửi đến từng nhóm đối tượng phù hợp.

Kỹ thuật này không những giúp bạn có thể tiếp cận được khách hàng tiềm năng, mà còn có thể giữ liên lạc với những khách hàng hiện tại với nội dung được thiết kế nội mới lạ, hấp dẫn, nhằm cung cấp những thông tin mới về sản phẩm, dịch vụ hay chương trình khuyến mãi của công ty. Nếu so sánh với hình thức marketing trực tiếp truyền thống thông như gọi điện, gởi thư, e-mail marketing giúp bạn cắt giảm được khoản chi phí in ấn và tiếp cận khách hàng.

Có được một cơ sở dữ liệu (database) chất lượng, phù hợp với chương trình (ví dụ về độ tuổi, thu nhập, trình độ, v.v… ), đồng thời hiểu rõ thói quen sử dụng e-mail của từng khu vực địa lý cũng như dự kiến trước những sự cố kỹ thuật phát sinh sẽ mang đến cho bạn chiến dịch e-mail marketing thành công.

Một người chuyên viên Marketing online sẽ dựa trên kinh nghiệm, khả năng phân tích và phán đoán để thiết kế một chương trình SEM – từ việc chọn lựa từ khóa, phân loại từ khóa thích hợp, đến viết mẫu quảng cáo – trong mức chi phí cho phép nhưng vẫn tối đa hóa kết quả đạt được.

Nếu so sánh về mặt chi phí, SEM giúp tiết kiệm rất nhiều tới chi phí Digital Marketing mà hiệu quả mang lại cao hơn so với các hình thức quảng cáo khác như đặt banner trên các trang web.

Trên thực tế, SEO cần nhiều thời gian để thực hiện và duy trì, vì vậy để đạt được hiệu quả cao nhất trên các kênh công cụ tìm kiếm, các công ty thường thực hiện SEM song song với SEO.

Viral Marketing

Đây là hình thức tạo ra các hoạt động, chương trình hay liên kết trong các cộng đồng mạng như diễn đàn, mạng xã hội, blog v.v… không nằm ngoài mục tiêu là giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của công ty tới người tiêu dùng. Đặc điểm của hình thức này là tạo ra hiệu ứng lan truyền hay truyền miệng của các cư dân mạng về sản phẩm hay dịch vụ của công ty. Một ví dụ cho hình thức Viral Marketing trong khoảng thời gian gần đây là chương trình hợp tác giữa VietnamWorks và Yahoo! Hỏi Đáp. VietnamWorks trở thành đối tác tri thức độc quyền đầu tiên của Yahoo nhằm tư vấn nghề nghiệp cho độc giả trên chuyên trang Yahoo! Hỏi và Đáp.

Marketing online đang dần chiếm vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp bởi tính hiệu quả cao và khả năng tiết kiệm chi phí. Đặc biệt trong thời điểm kinh tế suy thoái, Marketing Marketing onlinechắc chắn sẽ là một công cụ đắc lực cho doanh nghiệp. Vì vây,các chuyên viên Marketing online có năng lực sẽ luôn được các công ty săn đón.

Bắt đầu từ những vấn đề:

– Tớ có 1000 Friend trên Banbe, và tớ không biết làm gì nữa…

– Tớ tham gia Goonline và sau đó cũng không biết làm gì nữa…

Trong khi đó:

– Không nhớ nổi Facebook đã lôi kéo tớ vào cuộc nghiện Facebook từ lúc nào?

– Không hiểu tớ tìm ra được bạn bè của tớ bằng cách nào?

– Không hiểu Facebook làm gì mà những Giới thiệu (suggestion) của Facebook phần lớn đều rất chuẩn..

+ Hãy thử bắt đầu từ Logic của mạng xã hội (MXH):

> Nếu bạn có có 1 triệu user nhưng các user đó không gắn kết với nhau, thì chỉ có thể gọi là List User >> Phải có KẾT NỐI  (Network)

> Nếu có 1 triệu user tất cả cùng kết nối với  nhau thì nó là 1 Network chứ không phải là 1 Social Network >> Một mạng xã hội không thể là những liên kết không giới hạn, một mạng xã hội chỉ có thể hình thành bởi tổng hợp các mạng xã hội nhỏ CÓ GIỚI HẠN

Một mạng xã hội Online thành công là 1 mạng xã hội tiến gần tới nhu cầu của xã hội Offline nhất.

Do giới hạn về Vật Lý, giới hạn về bộ nhớ, giới hạn về thời gian… > mối QUAN TÂM của 1 người chắc chắn cũng bị giới hạn (kể cả khi tham gia cộng đồng Online). Chính vị vậy 1 luồng GIAO LƯU THÔNG TIN của 1 user chỉ HẠN CHẾ ở một lượng giới hạn nào đó > và khi đó, người ta mới thực sự có 1 cuộc sống Active nhất!

>> Chính vì vậy, Facebook đã (và đang) sàng lọc mối quan hệ để tạo ra cho user 1 môi trường GẦN GŨI NHẤT, bằng những ưu tiên mối quan tâm GẦN và hy sinh các mối quan tâm XA. vì chỉ có vậy, user đó mới hoạt động một cách tích cực nhất.

Giống 1 câu người Việt hay nói: Bán anh em xa, mua láng giềng gần

>>> Như vậy các cấu thành của 1 mạng xã hội theo kiểu Facebook nhìn chung nó cũng có những  nhu cầu cơ bản giống như 1 mạng xã hội bình thường offline (analog) ngoài đời thường.

Nghĩa là có những nhu cầu thiết yếu theo 3 bước sau:

1) Có user  (kiểu xây mỗi người 1 gò đất)

2) Có được liên kết user (xây cầu nối các gò đất lại với nhau )

3) Sàng lọc để tạo ra 1 môi trường GẦN NHẤT cho user (luồng thông tin chạy qua các cây cầu)

Hầu hết các mạng xã hội Việt Nam chỉ quan tâm đến bước 1 (và một nửa bước 2): Bằng mọi cách có được user, tuy nhiên nó tạo nên một hệ thống lổn nhổn với những mối quan hệ lổn nhổn > Nó chỉ phù hợp với một mạng xã hội tuổi teen với những trao đổi bề nổi hời hợt, các mạng xã hội này sẽ có nhược điểm như sau:

– Thiếu gắn kết trung thành

– Thiếu sự trao đổi thông tin mạnh mẽ

– Thiếu môi trường gần gũi, thân thiện

+++ Các bước đi của Facebook

> Bước 1) Có user:

– Facebook sử dụng phương thức mời mọc, móc từ data nào đó ra (list friend yahoo, gmail..)

– Và các kênh truyền thông, viral marketing

Bước này, các mạng xã hội khác đều đã làm…

> Bước 2) Xây cầu nối.

Nếu dừng ở (Bước 1) thì giống việc xây một cái khu tập thể và  nhồi kín người vào đó rồi đóng cửa lại. Facebook sẽ làm gì để cái đám user kia nó không giống như cái trại biệt giam – nhà nào biết nhà đấy?!

Muốn trở thành một môi trường XÃ HỘI, thì các hàng xóm, hoặc các bà cô phải tìm được đến nhau. Một XÃ HỘI phải có các bà già đi tập thể dục với nhau, các bà cô ngồi buôn dưa lê với nhau…

Vậy nên, Facebook bắt đầu tính tới việc tạo ra các cầu nối giữa các User. Với ví dụ trên, thì việc đó giống như việc lập Hội phụ nữ, rồi thì tạo chợ để có cơ hội cho bà tầng 2 vô tình gặp bà tầng 1 và cùng ngồi nói xấu chồng (cùng mối bức xúc), rồi thì qua 1 số người > 1 số người sẽ kết thân với nhau. Và dần dần, 1 khu Tập thể đó sẽ có từng nhóm người chơi với nhau

Nói đến vấn đề này mới nhớ ra, tất cả 10 người bạn tôi hay trao đổi nhiều nhất trên Facebook đều không phải có được từ những bước đầu tiên (mời mọc user), mà đều từ các CẦU NỐI : từ những người bạn khác, từ hội nhóm…

 

CẦU NỐI ???

CẦU NỐI chính là những thứ tạo môi trường cho 2 người có cơ hội gặp nhau và GIAO TIẾP với nhau.

Các Cầu nối đó chính là:

– Các CÔNG THỨC phân tích từ user

– Các hội nhóm sở thích

– Các thông báo (recommendation) hoạt động của User (comment, like, tham gia hội nhóm, đổi avatar…)

> Facebook rất quan tâm đến các thứ trung gian ở giữa:

Đã rất nhiều lần tôi ngạc nhiên, không hiểu sao Facebook nó không cho tôi chặn các thông báo hoạt động của tôi: Ví dụ “Hiếu orion vừa comment ở nhà HưngPQ” “Hiếu orion vừa like ảnh Thủy Top”, thậm chí những thông báo đó còn hiện lù lù ra ở thông tin “Trang chủ” của bạn bè.

Và cả các thông báo kiểu lậy ông tôi ở bụi này nữa:

– Hiếu orion vừa khen Thảo Dom “xinh” > “ô, tôi phải vào xem xinh thế nào mới được”

– Hiếu orion và HưngPQ vừa tham gia “Hội độc thân” >  “ô! Cái hội nhóm này hay đấy, tôi phải vào xem sao”

< Hóa ra đơn giản là Facebook cố giữ cái CẦU NỐI của nó để làm công cụ phát tán và tạo các Liên kết >> Lộ liễu quá rồi còn gì.

+ Thậm chí Facebook còn cố tình phát sinh ra các CẦU NỐI khác, ví dụ bạn khai vào thông tin cá nhân bạn phần Công việc hiện tại: “Chả biết làm gì” > thì ngay lập tức khi bạn click vào dòng chữ “Chả biết làm gì” kia bạn cũng sẽ vào 1 Page (group), và nhiều Group phát sinh đã được sinh ra như vậy > Điển hình là Group Viet Nam – Do data base sinh ra trong quá trình “khai báo trùng lặp” của user .

> Tuy nhiên, 1 loại cầu nối hữu hiệu nhất trên Facebook lại chính là USER.

Facebook sử dụng chính USER làm cầu nối cho USER.

Đúng thật, ngoài những đứa bạn tôi quen qua các Hội nhóm yêu Hà Nội, Nhiếp Ảnh…v..v, thì một lượng bạn không nhỏ đến từ chính những người bạn đã có.

Một CÔNG THỨC giới thiệu bạn mà Facebook thích dùng nhất là:

> Người nào quen nhiều bạn của tôi nhất thì chắc là sẽ quen tôi hoặc tôi biết mặt.

(Cái này chúng ta sẽ phân tích thuật toán của Facebook ở các bài sau, tuy nhiên nói trước là Facebook có rất nhiều thuật toán, và thực sự chính những thứ đó làm nên sự khách biệt và làm nên thành công của Facebook)

>> Tóm lại, bước đi thứ 2 của Facebook chính là sử dụng các Cầu nối để tạo ra được các liên kết giữa các user.

> Cái này ZingMe, Goonline cũng đã làm, mặc dù không hiệu quả cho lắm!

>>> Tuy nhiên vấn đề là: đôi khi tôi có được 1000 người cùng thích band nhạc Bức Tường, và tôi chẳng biết bắt đầu chat với ai trong số đó. Nó giống như việc tôi có 1000 Friend ở Banbe bây giờ, và tôi đang không biết vào Page của ai để xem và bắt đầu chán ngấy việc đọc một lúc hàng trăm status mới từ những người lạ hoắc… Và nó được Facebook giải quyết bằng bước thứ 3

Bước 3. Mối quan tâm HẸP

(Đây chính là một bước đặc biệt mà theo tôi, nó làm nên thành công của Facebook, và nó cũng là lý do mà các MXH Việt Nam có bắt chước y hệt Facebook về chức năng và công cụ (cộng cả App nữa) thì vẫn không làm được điều Facebook đang làm)

> Nó là thứ mà khiến tôi khi Post 1 status lên FAN Page Hà Nội (với 70.000 Fan) và tôi biết ngay sau đó có khoảng vài trăm comment – nhưng tôi không hề đọc cái đống đó…

Nhưng khi tôi viết trên Wall của tôi vài chữ, thì đi đâu đó tôi cứ mở máy ra để xem SơnTT vào comment, Thành Nam vào comment… và mấy gái tôi quen vào ngó nghía và like…

Facebook đã làm được 1 cái điều mà các mạng xã hội khác đang làm ngược lại, ấy là Thu hẹp mối quan tâm của cộng đồng lại… Và điều đó lại chính là thứ mà cộng đồng cần.

Facebook nó biết thừa là nếu cả khu tập thể mà biết nhau không thôi thì cũng không có gì xảy ra cả. , một bà cụ chỉ HẤP HỞI ra nhà văn hóa chung để sinh hoạt với Hội Cao Tuổi, một cậu bé chỉ HẤP HỞI ra sân bóng chung để đá bóng với lũ bạn… Mỗi người đều có 1 môi trường – 1 mối quan tâm riêng – 1 vùng quan tâm chung… và đó là vùng người ta sẽ Active nhất.

Thế nên Facebook bắt đầu làm công cuộc sàng lọc thông tin, và cung cấp các thông tin theo môi trường, giúp tạo ra một môi trường Gần nhất cho User.

+ Công cuộc SÀNG LỌC này bắt đầu từ một thứ, nó cũng chính là một trong những vũ khí khiến cho Amazon trở nên Vĩ Đại: ấy chính là Đếm hành động User và dựa vào đó để suggestion.

Facebook đã phân tích ngầm, dựa theo chính những Hành động (Action) của bạn, Facebook đã đưa ra một biểu đồ theo những vòng tròn…

Vòng tròn trong cùng là những thứ mà Bạn quan tâm nhất, và Facebook đã tạo ra cho bạn một cộng đồng, một xã hội GẦN GŨI VỚI BẠN NHẤT. > điều này khiến Bạn cảm thấy tài khoản MXH đó của bạn GIÁ TRỊ kể cả khi bạn chỉ có 50 Friend – hơn là việc bạn có 5000 Friend ở các MXH khác.

VÒNG TRÒN HẸP cũng là lý do mà Zing-ME luôn vỗ ngực có được lượng USER ở Việt Nam hơn nhiều Facebook nhưng Quỹ thời gian của người Việt vẫn nướng vào Facebook gấp nhiều lần Zing-ME… Rõ ràng vấn đề có nhiều User, và User có nhiều Friend… vẫn không phải là GIÁ TRỊ chính cho các Mạng Xã Hội trong cuộc chiến này…

>> Phần sau: Phân tích về Thuật Toán của Facebook để tạo ra VÒNG TRÒN HẸP – và hiệu quả của VÒNG TRÒN HẸP

@ Hiếu Orion

facebook LikeMe 1 Viral Fan Page bằng thủ thuật Facebook Autolike

Để fan page của mình được nhiều người biết đến, bạn cần có nội dung thật hay và một điều quan trọng là phải nhiều người like. Một trong những thủ thuật facebook giúp bạn thực hiện chiến lược này đó là Autolike. Mời cả nhà cùng mình khám phá thủ thuật be bé nhưng khá độc này nhé.

Một trong những tiêu chí đánh giá mức độ phổ biến và quyết định thứ hạng cũng như độ nhận biết của nội dung fan page tại news feed của fan và những người dùng facebook đó là số lượng người like. Nếu bạn đã có một khái niệm nhất định về thuật toán EdgeRank của Facebook hoặc ý nghĩa của chỉ số Impression và Feedback của fan page thì những mà chúng ta sắp bàn luận dưới đây sẽ dễ hiểu hơn đấy.

Facebook Like Button Goes Physical 2 1 Viral Fan Page bằng thủ thuật Facebook Autolike

Một trong những vấn đề mà các chủ xị fan page loay hoay trong những ngày đầu lập fan page đó là không biết làm thế nào để tăng fan cho page của mình. Ok ! Bạn có thể suggest like , gừi message, wall post cho bạn bè và thậm chí là quảng cáo trên facebook để tăng lượng người truy cập vào fan page nhằm tìm thấy cơ hội có được những fan trung thành. Tuy nhiên, bạn đừng vội áp dụng những “vũ khí hạng nặng” cho việc quảng bá fan page của mình làm chi cho tốn kém. Khi bạn đã tự tin với chất lượng nội dung mà mình sản xuất, bước tiếp theo là hãy xác định những người có tầm ảnh hưởng (influencer) có khả năng ủng hộ và tương tác với fan page của bạn nhằm tạo “cú hích đầu tiên” để viral fan page.

Một trong những nguyên tắc mà Facebook đánh giá độ “hot” trang của bạn đó là số lượng người like (ở đây chưa nói tới lượng comment) và quan trọng hơn là những người like ấy có “mức độ nhận biết” cao trên môi trường facebook. “Độ nhận biết cao” ở đây là những profile có tần suất xuất hiện tại news feed, có số lượng bạn bè tương tác ở wall cao, cũng như thường xuyên có những nội dung . Nói một cách trần trụi, đó là những người “nổi tiếng” theo cách mà Facebook đánh giá bằng thuật toán của mình.

5165935340 a52caeda4b z 1 Viral Fan Page bằng thủ thuật Facebook Autolike

Bạn cần tìm ra và kết thân với những người này và kêu gọi sự ủng hộ của họ. Một “Like” của những “người nổi tiếng” có thể có giá trị viral gấp 10 like thông thường. Có thể giải thích giá trị viral như sau:

Một “người nổi tiếng” nghĩa là nhất cử nhất động của họ (post, status, link) đều có tần suất xuất hiện tại News feed cao, và những người này cũng thường có lượng friends lớn. Như vậy nếu họ like post tại fan page của bạn thì cũng có nghĩa là nội dung của bạn sẽ có nhiều cơ hội được xuất hiện tại news feed của bạn của họ. Khi nhiều người khác cùng like post của bạn thì giá trị viral sẽ được tích tụ và kết quả thế nào thì có lẽ bạn cũng biết rồi đấy.

Bên cạnh đó, những tác động này đều được facebook ghi nhận và gán cho những giá trị mà mình gọi riêng là “độ hot” theo thang điểm của hắn. Sau này, Facebook sẽ sử dụng các giá trị thang điểm quá khứ đó để quyết định thứ hạng cho nội dung fan page của bạn tại News Feed. Đó là còn chưa kể Google cũng sẽ để mắt tới fan page của bạn, vì fan page cũng là đối tượng mà Google quét để thống kê dữ liệu.

Nếu thực hiện tốt chiến lược này, sau một thời gian bạn sẽ thấy chỉ số Impression tại các post của mình tăng rõ rệt. Vậy là giải pháp cơ bản đã rõ thế thì bài toán đặt ra là thế này. Bạn đang cần tạo ra “cú hích” ban đầu bằng việc kêu gọi những người sẵn sàng ủng hộ mình like nội dung tại fan page.

Facebook Fan Page Impressions and feedback Viral Fan Page bằng thủ thuật Facebook Autolike

Những người ủng hộ sẽ sẳn sàng like thôi nhưng làm thế nào để tiết kiệm thời gian cho họ ? Họ có thể sẵn lòng like 1 hoặc 2 post của bạn, thâm chí dù họ không quan tâm lắm đến post đó, thế nhưng nếu bạn giúp họ tiết kiệm thời gian cho việc này thì có lẽ họ sẽ happy và ủng hộ nhiều hơn đấy. Thời buổi này, có ai là tự nhận mình rảnh rang đâu nhỉ hì hì. Thủ thuật  Facebook Autolike dưới đây sẽ giúp bạn và những người ủng hộ bạn thực hiện công việc Like post và thậm chí là like comment một cách nhanh chóng. Hãy làm 3 bước đơn giản sau đây nhé.

Bước 1: Install Add-on Greasemonkey cho Firefox. Install xong ta khởi động lại trình duyệt.

Grease Monkey add on cho Firefox Viral Fan Page bằng thủ thuật Facebook Autolike

Greasemonkey Viral Fan Page bằng thủ thuật Facebook Autolike

Sau khi cài đặt xong, góc phải bên dưới trình duyệt sẽ có icon hình mặt con khỉ wink Viral Fan Page bằng thủ thuật Facebook Autolike

Bước 2: Install Script Facebook Autolike

Autolike Viral Fan Page bằng thủ thuật Facebook Autolike

Bước 3: Sử dụng thôi hehe. Bạn hãy thử F5 lại trang facebook của mình xem thế nào nhé. Bạn sẽ thấy ở góc trái bên dưới trình duyệt FireFox sẽ xuất hiện các chỉ mục như hình dưới đây:

Facebook Autolike Script Viral Fan Page bằng thủ thuật Facebook Autolike

Tới đây có lẽ bạn có thể hình dung ra tác dụng của thủ thuật này. Hãy thử vào Wall hoặc Fan page của bất cứ ai và bấm vào “Like All Statuses”, tất cả các post trên phạm vi trang đó sẽ được bạn like hết ! @_@ bất kể là link, status, hay photo…. Chú ý, chỉ những post ở trang hiện tại mới được Like khi bạn click Like all Statuses. Những post cũ (view older post) sẽ không được like, trừ khi bạn view older post và bấm like all status 1 lần nữa.

Sau đó thử rê chuột xuống mục “Like all comments” xem, click 1 phát,  tất cả các comment thứ nhất (nếu có) của tất cả các post ở trang hiện tại sẽ được bạn like. Click lần nữa, tất cả các comment thứ 2 (nếu có) của tất cả các post ở trang hiên tại sẽ lần lượt được like. Các post cũ (older post) sẽ không chịu tác dụng trừ khi bạn View Older Post và bấm Like all comment một lần nữa và cứ thế tiếp tục.

Facebook View older Post Viral Fan Page bằng thủ thuật Facebook Autolike

View Older Post

Chống chỉ định: Thủ thuật này dùng được cho cả Facebook Profile lẫn Fan page. Tuy nhiên, đối với Profile thì bạn hãy cẩn thận, nếu trong 10 status của người bạn mình có một Status thế này:” Hix, hum nay bệnh trầm kha roài huhu =_=” mà bạn bấm like toàn bộ là “tèo” nhá @_@. Cả comment cũng thế, luôn luôn đọc kĩ hướng dẫn và cẩn thận trước khi dùng nha cả nhà.

Trong trường hợp các bạn không muốn sử dụng chức năng này nữa thì có thể tắt script đi bằng cách nhấp chuột phải vào mặt  con khỉ dưới góc phải của trình duyệt và bỏ chọn Script:

Bo chon Facebookenlage Greasemonkey1 Viral Fan Page bằng thủ thuật Facebook Autolike

Bỏ chọn Greasemonkey Scritp – Minh họa.

Bạn thử hình dung thế này nhé, nếu bạn có 100 người ủng hộ (trong friend list) và sử dụng thủ thuật này (bạn nên giới thiệu cho họ) và cùng bấm vào like all post của bạn một lúc thì hiệu ứng lan truyền sẽ như thế nào. Đó là chưa kể nếu số lượng người ủng hộ của bạn nhiều hơn thế. Tuy nhiên, đây chỉ là một công cụ hỗ trợ đặc lực giúp bạn tạo ra “cú hích” ban đầu cho fan page.

Bạn nãy tận dụng “quán tính” này để phát triển và chia sẻ những nội dung thật hữu ích cho cộng đồng mạng. Có vậy bạn mới có được những fan trung thành và tạo ra cho mình một kênh giao tiếp hiệu quả với đối tượng truyền thông mục tiêu. Chúc cả nhà sử dụng Facebook vui khỏe và lành mạnh ^_^